Xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

16/09/2019     0 bình luận

Người quản trị có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty. Họ chính là những người định hướng cho doanh nghiệp. Người quản trị phải biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp để công ty ngày càng phát triển. "Yêu thương liệu có xa xỉ" trong thời kì công nghệ phát triển nhanh như vũ bão hiện nay.

Dưới đây là 8 loại văn hóa doanh nghiệp phổ biến. Tùy theo thời kì, từng giai đoạn phát triển các nhà quản trị sẽ chọn những loại hình phù hợp, phát huy khả năng của doanh nghiệp ở mức cao nhất.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

1: Văn hóa quan tâm và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

dạng văn hóa doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 63% trong các doanh nghiệp hiện nay. Biểu hiện của văn hóa quan tâm là mối quan hệ và sự tin tưởng. Văn hóa quan tâm thúc đẩy tinh thần đồng đội, gắn kết, giao tiếp, niềm tin và mang đến cảm giác "tôi thuộc về nơi này". Nếu xây dựng thành công dạng văn hóa này, người lãnh đạo được nhân viên đề cao về sự chân thành, tinh thần đồng đội và luôn có các mối quan hệ tích cực.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của loại văn hóa này nằm ở việc tập chung quá nhiều vào cảm xúc, ảnh hưởng đến việc ra quyết định, làm giảm cơ hội khám phá cái mới và dập tắt tính cạnh tranh.

2. Văn hóa học hỏi

Chỉ chiếm khoảng 7% trong các doanh nghiệp. Môi trường làm việc luôn đầy sáng kiến và sự chia sẻ, cởi mở với những ý tưởng mới, nhân viên có sự kết nối liên tục để kích thích thích tò mò và sự hiếu kỳ. Người lãnh đạo được đề cao về tính đổi mới, kiến thức và sự mạo hiểm, sáng tạo để xây dựng thành công văn hóa học hỏi.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

Tuy nhiên, loại hình văn hóa doanh nghiệp này cũng có những bất lợi. Việc khai thác cái mới quá mức khiến nhân viên mất tập trung và thiếu khả năng quan sát để làm tốt những cái hiện tại đang có.

3. Văn hóa vui vẻ

Chiếm tỉ lệ 2% ít nhất trong 8 loại văn hóa doanh nghiệp. Nơi làm việc theo tiêu chí thư thái, có thể thoải mái làm những gì mà họ cảm thấy hạnh phúc nhất. Văn hóa vui vẻ giúp thúc đẩy tinh thần, sự gắn kết và sáng tạo của đội ngũ nhân viên. Lãnh đạo doanh nghiệp được đề cao về sự tự nhiên và tính hài hước. Thách thức đặt ra khi áp dụng văn hóa này vào công ty là việc thiếu kỷ luật và dựa dẫm đồng nghiệp.

4. Văn hóa quyền lực

Có khoảng 4% doanh nghiệp đang đi theo dạng văn hóa này. Loại văn hóa danh nghiệp này quan tâm đến sức mạnh, sự quyết đoán và liều lĩnh. Nhà quản trị tạo môi trường làm việc theo tiêu chí cạnh tranh cao - nơi mọi người phải nỗ lực liên tục để dành được lợi thế cá nhân. Các nhân viên trong công ty phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiểm soát mạnh mẽ từ cấp trên. Đề cao về sự tự tin, địa vị và khả năng thống trị của người lãnh đạo. Thúc đẩy tốc độ ra quyết định và phản hồi đối với những đe dọa, khủng hoảng.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

Tuy nhiên, đây cũng là loại văn hóa doanh nghiệp có nhiều xung đột chính trị, mâu thuẫn và môi trường làm việc không an toàn về tâm lý.

5. Văn hóa chủ đích

Doanh nghiệp đi theo dạng văn hóa này chiếm tỉ lệ 9%. Đây là loại văn hóa doanh nghiệp đi theo là lý tưởng và chủ nghĩa vị tha. Nhà quản trị tạo môi trường làm việc theo tiêu chí bao dung, đồng cảm. Nhân viên công ty tập trung quá nhiều vào những lý tưởng và chủ đích lâu dài. Lãnh đạo doanh nghiệp được đề cao về những lý tưởng được sẻ chia và đóng góp cho đại nghĩa.

>>>Xem thêm: "Keo kiệt" dấu hiệu nhận biết người giàu có

6. Văn hóa kỷ luật:

Khoảng 15% doanh nghiệp áp dụng dạng văn hóa này. Một môi trường làm việc có hệ thống, phương pháp, nơi mọi người làm việc và tuân thủ theo nguyên tắc. Thúc đẩy hiệu suất công việc, giảm mâu thuẫn và nâng cao khả năng quan tâm đến nhu cầu của cộng đồng. Người lãnh đạo được đề cao về khả năng quản trị hệ thống dựa theo quy chuẩn đã xác lập.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

Nhược điểm: Giảm sự độc lập cá nhân, dập tắt sáng tạo và hạn chế những linh động trong việc thay đổi, đổi mới.

7. Văn hóa an toàn

Doanh nghiệp lựa chọn dạng văn hóa này chiếm khoảng 8%. Biểu hiện đặc trưng loại văn hóa doanh nghiệp này là sự cẩn trọng, hoạch địch kế hoạch rõ ràng và luôn tỉ mỉ, thúc đẩy quản trị rủi ro, sự ổn định và tính liên tục trong kinh doanh. Yếu tố kết nối các nhân viên là được bảo vệ và có khả năng dự đoán những thay đổi. Lãnh đạo được đề cao về tính thực tế và khả năng hoạch định trước các vấn đề.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là tập trung quá nhiều vào chuẩn hóa và hình thức hóa dẫn đến cục bộ, quan liêu, thiếu tính linh hoạt, môi trường làm việc thiếu tính nhân văn.

8. Văn hóa kết quả

Đây là dạng văn hóa được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất chiếm con số 95%. Loại văn hóa doanh nghiệp này chỉ tập trung 2 yếu tố thành tựu và chiến thắng, thúc đẩy vận hành, tôn trọng hướng ngoại, nâng cao năng lực và đạt mục tiêu. Tạo ra một môi trường làm việc hướng đến kết quả và sự tưởng thưởng - nơi mọi người luôn khát khao đạt được những kết quả vượt trội. Yếu tố kết nối nhân viên là sự cạnh tranh về năng lực và khả năng thành công trong công việc. Lãnh đạo được đề cao năng lực đạt được mục tiêu đề ra.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: "Yêu thương có xa xỉ trong kinh doanh"

Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định như: Tập trung quá nhiều vào mục tiêu, kết quả có thể dẫn đến sự gãy, vỡ trong giao tiếp, hợp tác mang đến nhiều căng thẳng và lo lắng.

Đừng quên theo dõi One More để đọc những bài viết mới nhất nhé.

Để lại bình luận của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

One More